Đề bài: Cảm nghĩ của em về bài Cảnh Khuya
Bài làm
Cảm nghĩ của em về bài Cảnh Khuya – “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh thực sự là một trong những bài thơ thật đặc sắc. Bài thơ như đã thể hiện được một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, thông qua đó còn nói lên những tâm tư của vị lãnh tụ lo cho dân cho nước.
Bài thơ đặc sắc “Cảnh khuya” được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt đã cho ta thấy được một đem đầy trăng. Trong chính cảnh đêm khuya lại có ánh trăng nhìn cũng thật là thơ mộng biết bao nhiêu. Bài thơ sẽ chẳng còn thú vị và hấp dẫn nếu nhu nó chỉ được dùng đê tả cảnh không, bài thơ nó đặc sắc ở chỗ lại có thể giúp cho độc giả có thểhiểu rõ hơn về con người của Bác luôn luôn đau đáu một nỗi trăn trở cho dân cho nước. Mở đầu bài thơ với câu thơ nhẹ nhàng như đã gợi ra được một cảnh đẹp:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Có thể thấy được đây như một khúc hát, một lời ca của núi rừng, của thiên nhiên như đã ngân vang mãi khắp bốn bề. Tiếng hát thật dễ làm cho con người ta thêm xao xuyến và nhớ nhung. Miêu tả về tiếng suối thì cũng có những câu thơ viết trước đây đó chính là của nhà thơ Nguyễn Trãi:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.
Cảm nghĩ của em về bài Cảnh Khuya
Nhưng nếu để so sánh hai tiếng suối của Bác và Nguyễn Trãi ta như thấy được tiếng suối của Bác thật sự trẻ trung và nó như khoan thai hơn rất nhiều. Ví tiếng suối như tiếng hát thì thật trong trẻo và độc đáo. Tiếp đến câu thơ:
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh vật thiên nhiên như cũng đã hiện ra thật là huyền ảo nhờ chính ánh trăng soi rọi sáng khắp cả một không gian. Có thể nhận thấy được cũng chính ánh trăng khuất sau cây cổ thụ kia dường như cũng đã nhanh chóng để mà soi rọi sắc sáng xuống hoa lá. Lúc này đây cây hoa lá nghiêng bóng trên mặt đất, thế rồi chính cái bóng của hoa lá, cỏ cây và đặc biệt hơn đó chính là ánh trăng lồng quyện vào nhau. Sự đan xen giữa trăng và cây cổ thụ già kia, sự đan xen giữa trăng tràn vào hoa. Người đọc như nhận thấy được chính màu đen của bóng vật đan xen vào sắc trắng của ánh trăng cũng đã thật khéo léo để có thể tạo nên một bức tranh lấp lóa, như thakat lung linh và huyền ảo biết bao nhiêu. Ta như thấy được cảnh vật lúc lúc lại như ẩn lúc hiện. Chính tiếng suối cũng đã làm cho cảnh vật như thêm sống động hơn và những cảnh vật trăng và cây cổ thụ kia đã làm cho bức tranh đêm dường như vừa có nhạc vừa có họa. Ngôn ngữ thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh thật hay và xúc động biết bao nhiêu. Thật hiếm có nhà thơ nào có thể có tài năng như Bác.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà
Không thể phủ nhận được rằng cũng chính hai câu thơ cuối đã cho ta thấy được nỗi lòng khiến Bác Hồ không ngủ được và phải thao thức. Người đọc như đnag phân vân không biết Bác không ngủ được do cảnh trăng khuya như quá đẹp khiến cho lòng người thi sĩ cứ mải đắm say. Và cho đến câu cuối đã trả lời cho những thắc mắc ở câu trên đó chính là “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Một vị lãnh tụ thật đáng kính biết bao nhiêu, Bác yêu thiên nhiên là thế nhưng trong chính thiên nhiên Bác vẫn cứ luôn trăn trở làm sao có thể lo cho dân tộc, cho nước nhà được tự do và hạnh phúc.
Qủa thực cũng chính những dự hi sinh của Bác đã được đền đáp một cách xứng đáng, những nỗi suy tư trăn trở của Bác nay đã được tháo gỡ. Đất nước của ta đã giành được độc lập. Và bài thơ đặc sắc “Cảnh khuya” cũng chắc chắn sẽ luôn mang theo hình ảnh vừa thật bình dị vừa sáng ngời nhân cách của một vị chủ tịch đáng kính của dân tộc Việt Nam – Hồ Chí Minh.
Minh Nguyệt