Bài làm: Cảm nhận về bài thơ "Thương Vợ" của Tú Xương
Bài làm
Cảm nhận về bài thơ "Thương Vợ"- Tác phẩm "Thương Vợ" của nhà thơ Tú Xương là một tác phẩm xuất sắc thể hiện tình cảm của tác giả dành cho người vợ cùng chung khó khăn hoạn nạn với mình.
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam đã đi thơ ca, văn học của nước ta khá nhiều có rất nhiều tác phẩm ấn tượng sâu sắc trong văn học cổ đại cũng như hiện đại. Tuy nhiên viết về hình ảnh người phụ nữ với tư cách của một người chồng viết về vợ thì xưa nay hiếm gặp. Bởi ít có ông chồng Việt Nam nào lại cảm nhận được nỗi khổ của vợ mình như tác giả Tú Xương viết về vợ.
Bài thơ "Thương Vợ" được tác giả Tú Xương khắc họa trọn vẹn hình ảnh chân dung bà Tú người bạn đời , người ngồi chung thuyền với tác giả qua những khó khăn hoạn nạn. Thể hiện tấm lòng, sự kính trọng, thương cảm của người chồng với sự vất vả của người vợ của mình.
Hình ảnh bà Tú hiện lên trong bài thơ khiến cho người đọc vô cùng cảm phục. Bởi hình ảnh người phụ nữ với những gian nan, khó khó khăn trong cuộc sống. Dù bà là phận nữ nhi thường được ví là chân yếu tay mềm nhưng một mình bà đã phải xông pha ra bên ngoài cuộc sống bươn trải, tính toán, tìm kế mưu sinh nuôi năm người con cùng một người chồng đèn sách.
"Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông"
Hình ảnh bà Tú quanh năm tần tảo, nhọc nhằn bán bưng ở ven sông, suốt ngày này qua tháng khác lo lắng vất vả, đầu tắt mặt tối để kiếm đủ tiền lo cho chồng cho con là một hình ảnh vô cùng vất vả. Bà được ví von như thân con cò. Một con vật thường xuất hiện trong thơ ca xưa, thể hiện cuộc sống mưu sinh vất vả. Thân cò, thân vạc luôn phải kiếm ăn vào ban đêm, với nhiều nguy hiểm có thể rình rập bất cứ lúc nào. Dáng của con cò cũng là dáng người gầy ốm, tần tảo không thể hiện vẻ sung sướng an nhàn, mà thể hiện một cuộc sống phải có nhiều lo toan trong cuộc sống.
Bà Tú phải lo cho năm miệng ăn cùng với một người chồng là sáu, quả thật là một việc làm vô cùng vất vả. Trong câu thơ này tác giả đã đặt mình ngang hàng với những người con, để làm cho hình ảnh bà Tú trở nên cao lớn vĩ đại hơn, còn hình ảnh của tác giả trở nên nhỏ bé tầm thường hơn.
Những nỗi lo toan nặng trĩu trên đôi vai gầy guộc của bà Tú của người phụ nữ vốn được coi là phái yếu trong gia đình, trong xã hội phong kiến. Bởi xã hội xưa là một xã hội chỉ coi trọng người đàn ông "Trọng nam khinh nữ" coi người đàn ông là trụ cột gia đình là người có quyền quyết định mọi việc và phải có trách nhiệm lo lắng cho vợ con có cuộc sống hạnh phúc. Ấy vậy mà trong gia đình tác giả người phụ nữ lại trở thành trụ cột gia đình lo toan tất cả kế sinh nhai cho cả gia đình đông đúc.
Thể hiện cuộc đời bà Tú phải đối diện với nhiều gian nan vất vả, thể hiện số phận nhiều thiệt thòi của người vợ. Tuy nhiên, cũng chính cuộc đời nhiều thử thách nhiều khó khăn lại làm cho phẩm chất cao quý của người phụ nữ bên trong bà Tú được phát huy. Bà tần tảo chăm lo cho chồng cho con , không nề hà quản công.
Một mình bà gánh trên vai biết bao nhiêu nhọc nhằn cơ cực, quanh năm chỉ lủi thủi một mình trên những con đường vắng người bất kể là nửa đêm hay gà gáy. Một mình tần tảo sớm khuya không bao giờ kêu than nửa lời. Bởi bà Tú yêu chồng, thương con bà yêu gia đình của mình, vì gia đình bà có làm việc mệt nhọc cũng không cảm thấy buồn phiền, cay đắng không than trách số phận.
"Một duyên hai nợ, âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công"
Bà Tú không chỉ đẹp người, đẹp nết mà còn vô cùng chu đáo với chồng con trong gia đình của mình. Dù phải một mình tìm kiếm kế mưu sinh cho cả gia đình nhưng chưa bao giờ bà Tú than thân trách phận cho rằng số phận của mình hẩm hiu, bạc phận lấy phải người chồng kém tài, bạc bẽo nên chịu khổ.
Bà Tú chu đáo chăm lo cho gia đình, với sức vóc của một người phụ nữ mảnh mai nhưng bà đã làm được tất cả bởi bà Tú là người phụ nữ phi thường tình yêu chồng thương con của bà đã vượt lên trên tất cả. Bà lo cho chồng cho con không thừa không thiếu bằng tất cả khả năng mà mình có. Thể hiện một con người tháo vát, nhanh nhẹn giàu lòng hy sinh, chịu thương chịu khó. Một người phụ nữ đáng được chồng mình và xã hội tôn trọng.
Thông qua những câu thơ của tác giả Tú Xương ca ngợi vợ mình khiến người đọc cảm nhận được tâm hồn cao cả, biết hy sinh của một người vợ người mẹ hết lòng vì gia đình nhỏ bé của mình. Dù cuộc sống không giàu có chịu nhiều vất vả trong cuộc sống nhưng bà Tú vẫn nhẫn nhịn thầm lặng gánh vác mọi việc thay chồng không nửa lời oán thán trách móc.
Câu thơ "năm nắng mười mưa dám quản công" cho ta thấy sự vị tha trong tấm lòng người phụ nữ này. Bà Tú thật sự là người phụ nữ đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam giàu đức tính hy sinh cho gia đình, dù trong hoàn cảnh nào những phẩm chất cao quý của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn tỏa sáng.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!
Có chồng hờ hững cũng như không!"
Hai câu thơ kết của tác giả thể hiện tâm trạng tự trách móc bản thân của tác giả khi tự chửi mình, thể hiện sự châm biếm với những người chồng không lo được cho vợ con để cho người vợ của mình chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống.
Bài thơ "Thương Vợ" thể hiện tình cảm tha thiết của tác giả Tú Xương dành cho nỗi vất vả của vợ mình. Đó là tình cảm biết ơn, tự trách mình không lo được cho vợ để vợ vất vả nhọc nhằn.
Diệu Linh