Đề bài: Giải thích câu tục ngữ: Bóc ngắn cắn dài
Bài làm
Kho tàng về tục ngữ, về những câu nói hay, mang ý nghĩa thiết thực về lối sống và cách cư xử của con người của ông cha ta truyền lại cho con cháu là nhiều vô kể. Các câu tục ngữ đều có nguồn gốc hình thành từ xa xưa, nhưng những giá trị mà nó đem lại thì đến tận ngày nay, thời mà nhịp sống hiện đại, khác xa hoàn toàn với thời xưa nhưng tính vận dụng của nó thì vẫn trọn vẹn. Câu tục ngữ “Bốc ngắn cắn dài” là một minh chứng tiêu biểu
“Bóc ngắn cắn dài” thường chỉ hành vi tham ăn tục uống và suy rộng ra hàm ý của câu tục ngữ này còn nhân rộng sự tiếp cận đến một bộ phận những người làm được ít nhưng vẫn muốn thành quả nhiều. Muốn được hưởng nhiều thành quả nhưng lại thấy ái ngại khi phải bỏ công sức, vốn liếng của mình.
Hàm nghĩa của câu tục ngữ “Bóc ngắn cắn dài” nói đến vấn đề ăn uống, chỉ những người có nết ăn xấu, ăn tục nhưng đó chỉ là một khía cạnh rất nhỏ, vế thứ hai nói về bản chất con người nghe có vẻ duy lý hơn. Bóc ngắn là bóc một thứ ăn được, có vỏ như củ khoai, vỏ chuối hay quả vải, trên thực tế chỉ mới bóc được một phần vỏ nhưng khi ăn, lại cố tình cắn phần hơn, cắn quá cả nửa phần mới bóc vỏ. Mà thực chất họ có biết hay không những thứ ăn được nhưng vẫn phải bóc vỏ thường là vỏ không ăn được hoặc không thì do vỏ không ngon. Hành vi ăn uống không biết nhìn lợi nhìn hại như vậy không phải là dễ ăn, điều đó thật không nên, như vậy là quá phàm ăn tục uống, con người dễ bị đánh giá là không có ý thức trong việc ăn uống, xấu tính trong nết ăn uống.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, vế sau nói về hành động của con người trong cách đối nhân xử thế được nhân dân ta tin dùng hơn cả. Đó là ý muốn nói về những người làm ít nhưng lại đòi hỏi phần hơn, muốn được hưởng nhiều. Làm ăn cò con, ít chịu đầu tư chi phí nhưng lại muốn lợi lộc cao, điều đó ngay cả trong logic khách quan đều dễ dàng nhận ra rằng điều đó là không thể. Nếu làm ăn kiểu manh mún mà vẫn có lợi nhuận cao, một là do may mắn cộng thêm các yếu tố về thị trường, nhưng những trường hợp như vậy là rất hiếm. Còn không, chỉ có duy nhất cách nhìn nhận mà ai cũng dễ dàng nhận thức được, đó là người ta đi theo những con đường tắt, không đầu tư chịu đầu tư nhưng lại có những thủ đoạn xấu xa để đạt mục đích, lợi ích riêng.
Hành động nhỏ nhoi về cách ăn uống trong sinh hoạt các nhân thôi nhưng lại mang nghĩa ẩn dụ sâu sắc vô cùng. Ông cha ta ngày xưa đều có sự dạy bảo truyền đời cho con cháu mình như vậy. Những câu tục ngữ thường ngắn gọn, súc tích nhưng mang hàm nghĩa sâu sắc vô cùng. “Bóc ngắn cắn dài”, không nên như vậy. Con người ta khi ăn uống luôn cần biết nhìn trước ngó sau, biết nghĩ cho những người xung quanh. Con người ta sống trên đời không lên sân si, vụ lợi. Hãy sống một cách quang minh chính đại, muốn giàu có, phát tài thì cũng phải biết chịu đầu tư. Làm ăn một cách ông tâm, nhất định sẽ gặt hái được những thành quả tốt.
Sinh ra trên đời đã là một chuyện may mắn, sinh ra trên đời để có thể sống một cuộc sống trọn vẹn những khám phá thiết thực về cuộc đời con người thì điều đó đối với mỗi cá nhân lại càng thêm ý nghĩa. Nhưng để sống tốt, sống với tư cách một người lương thiện vừa dễ lại vừa khó. “Bóc ngắn cắn dài” là một trong những ví dụ điển hình về cách sống không tốt của con người, đáng cần bị loại trừ. Các cụ ta xưa vẫn có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học mở” để cho thấy “học ăn” – học trong cách ăn uống, ứng xử là quan trọng số một. Ông cha ta bằng kinh nghiệm sống của mình đã truyền lại cho con cháu những điều thiết thực và hữu ích vô cùng, bởi vậy hãy biết trân trọng và lấy đó là bài học tấm gương cho bản thân mình.
Nguyễn Lưu