Đề bài: Giải thích câu tục ngữ "Ăn vóc học hay"
Bài làm
Nhân dân ta từ xưa đến nay vốn sáng tạo trong cả lao động và cuộc sống hàng ngày. Chính vì vậy, có nhiều câu ca dao, tục ngữ được truyền tai nhau để nhắc nhở cũng như truyền đạt những kinh nghiệm về cách sống và lối sống. Một trong số có câu: “Ăn vóc học hay”. Bạn có hiểu ý nghĩa của câu nói này hay không?
Nếu “ăn” chỉ hoạt động nạp năng lượng nuôi sống cơ thể của con người thì “học” chỉ quá trình tiếp thu và lĩnh hội tri thức và kĩ năng. Con người có nhiều cách để lĩnh hội tri thức, không chỉ qua cách vở và có lúc qua cả thực tế đời sống. “Vóc” vốn được hiểu là danh từ chỉ sức vóc, cơ thể, hình thể của con người. Nhưng trong câu này, để câu nói có ý nghĩa và cân chỉnh vế đối “ăn vóc” với “học hay”, “vóc” lại được hiểu thành tính từ, là sự khỏe khắn, dẻo dai. “Hay” chính là hiểu biết nhiều, có kiến thức…vv… “Ăn vóc” dùng để chỉ con người thông qua việc ăn uống sẽ phát triển về thể chất. Cũng từ đó mà sức khỏe tăng lên. “Học hay” được hiểu là học sẽ mở được trí tuệ. Qua đó, câu tục ngữ này là lời nhắn gửi của cha ông với chúng ta: Ăn uống đầy đủ thì người khỏe mạnh, có sức vóc, chịu khó học hành, tích lũy kiến thức thì mở mang trí tuệ, ngày càng hiểu biết nhiều, ngày càng giỏi hơn. Có thể nói, đây là một câu tục ngữ hoàn toàn đúng đắn.
Trong cuộc sống con người, chúng ta vẫn thấy, ăn uống là nhu cầu không thể thiếu. Cuộc sống con người càng phát triển thì nhu cầu hưởng thụ thức ăn càng tăng. Nếu ngày trước, cuộc sống khó khăn, chiến tranh, nạn đói liên miên thì nhu cầu của con người chỉ là ăn đủ no, mặc đủ ấm. Nhưng bây giờ, ăn không chỉ cần no mà cần ăn ngon. Thức ăn cũng không chỉ ngon về mùi vị mà nhiều khi còn đòi hỏi cách trang trí, trình bày sao cho bắt mắt, hấp dẫn. Nhưng dù ở thời đại nào, con người cũng rất quan tâm đến chất lượng của thức ăn. Nghĩa là, thực phẩm này cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể này không. Chính vì vậy, chúng ta luôn cố gắng lựa chọn loại thức ăn giàu vitamin và các chất cần thiết. Bản thân mỗi người đều hiểu, thực phẩm có giá trị quan trọng và cần thiết như thế nào đối với cuộc sống con người.
Không chỉ vậy, ngoài việc tăng cường sức khỏe cho cơ thể, con người cũng vô cùng chú trọng đến trí tuệ, sự hiểu biết. Bởi lẽ, trí tuệ, tầm hiểu biết là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá con người. Có lẽ chỉ đứng sau nhân cách mà thôi. Một người học rộng, biết nhiều sẽ được mọi người kính phục, nể trọng, dễ đạt được thành công trong cuộc sống. Và ngược lại, người kém hiểu biết, đặc biệt lại không có ý thức tự trau dồi tri thức, tầm hiểu biết của mình, luôn thỏa mãn với những gì mình biết thì đây là điều rất khó để chấp nhận. Chắc chắn, những người như vậy sẽ bị mọi người xa lánh và phê phán. Từ đó, người hiểu rằng việc tích lũy tri thức là vô cùng quan trọng. Như đã nói ở trên, con người có nhiều cách để tích lũy tri thức như thông qua sách vở. Cụ thể hơn đối với học sinh là việc học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Không chỉ vậy, còn qua cả cách chúng ta học tập ở ngoài đời sống. Ngoài thực tiễn cuộc sống, nhiều khi cung cấp cho chúng ta những kiến thức phong phú, mới lạ hơn trong sách rất nhiều.Và có khi, nó càng làm cho kiến thức sách vở thêm hấp dẫn hơn và có giá trị hơn. Qua đây, chúng ta càng hiểu được tầm quan trọng của việc học. Vì vậy nhất định phải phân bố thời gian để học tập hiệu quả, nâng cao tầm hiểu biết để không trở thành một người lạc hậu, kém cỏi nhất là trong xã hội như hiện nay-xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sống con người đang phát triển từng ngày mà không hề chờ đợi ai
Thế mới biết, cha ông ta đã rất sáng suốt khi để lại kinh nghiệm sống còn cho con cháu sau này qua những câu nói ngắn gọn mà súc tích, giản dị mà thâm ý sâu xa. Để không phụ lòng của các bậc cha ông đi trước, chúng ta cần rèn luyện chính bản thân mình cả về sức khỏe lẫn trí tuệ.
Nhẫn Đông
Từ khóa tìm kiếm:
- https://tailieuvietnam com/giai-thich-cau-tuc-ngu-voc-hoc-hay