Đề bài: Suy nghĩ của em về suy nghĩ về bạo hành trẻ em
Bài làm
Trẻ em luôn được coi là mầm non tương lai của đất nước nên tất cả các nước trên thế giới luôn luôn chăm lo cho những mầm non này. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy được ở đâu đó ngay trên chính đất nước ta thì vẫn còn có những hành động làm tổn thương nghiêm trọng đến với các em thơ. Bạo hành trẻ em – tội ác lớn của những người đã gây ra điều này. Làm ảnh hưởng đến cả sức khỏe cũng như tâm lý của các em.
Đầu tiên chúng ta cũng cần phải hiểu được rằng thế nào là bạo hành? Bạo hành được hiểu đó chính là hành động và lời nói có tính chất vũ phu. Đó là những hành động thật bạo ngược, thậm chí là độc ác như lăng mạ, đay nghiến, xỉ vả, xúc phạm, chà đạp, đánh đập, tra tấn… bất chấp pháp luật, bất chấp cả đạo lý, làm tổn thương thể xác và tinh thần của người khác. Và còn đối với bạo hành trẻ em cũng chính là việc gây ra tổn thương cho các em về cả thể xác cũng như tinh thần của các em, khiến các em phát triển bị khiếm khuyết về tình cảm cũng như thể trạng không phát triển bình thường chính vì những trận đòn những lời lăng mạ của người đồi bại gây ra cho các em
Trong những ngày vừa qua, những phương tiện thông tin đại chúng đã gay gắt lên án những vụ bạo hành trẻ em. Những vụ bạo hành này dường như lại xảy ra ở các địa phương trong cả nước, ở các môi trường sống khác nhau. Trẻ em từ sơ sinh cho đến lứa tuổi học hành cũng luôn luôn bị đe dọa bởi những hành vi không tốt của một bộ phận người mất hết lương tính trong xã hội. Dễ nhận thấy được chính ngay trong gia đình, hay ta cũng như lại còn bắt gặp ngay trong các quán ăn và cả trong học đường. Chắc hẳn rằng trong mỗi chúng ta không ai không biết và chưa quên trường hợp thật đau lòng của cháu nhỏ mới được 2 tháng 17 ngày bị bà giúp việc lớn tuổi quê ở Nam Định đã có những hành vi không tốt như đánh đập, tung lên khi cháu bé khóc thì lại luôn tay đập vào mông cháu. Ở lứa tuổi sơ sinh còn quá nhỏ như vậy bất kể ai xem đoạn clip được quay trộm này đều không khỏi xót xa. Thế rồi lại còn những vụ như cô bảo mẫu Quản Thị Kim Hoa ở thành phố Biên Hoà, Đồng Nai đã dùng bạo lực đánh đập, tát, vả… vào những đứa trẻ còn rất nhỏ thôi và chắc chắn bà ta cũng sẽ phải ngồi tù cho những hành vi đồi bại thiếu lương tâm này.
Thực sự ta như thấy được chính hình thức bạo hành trong nhà trường còn có nhiều biểu hiện. Tình trạng bạo hành trẻ em như được thể hiện ra ở muôn hình vạn trạng như cô giáo bắt học sinh liếm ghế. Hay lại có thầy giáo đẩy học sinh ngã bị chấn thương, cô giáo trẻ mà lại cho cả lớp tát học sinh đến nỗi em bị thương nặng phải đi viện…. thực sự những hành động này cần phải lên án mạnh và có những biện pháp mạnh để răn đe.
Qủa thật ta như thấy việc bạo hành là một hành động xấu xa cần phải lên án: Bác Hồ đã từng viết "Trẻ em … là bầy con cưng", hay lại còn có những câu nói rất ý nghĩa như "trẻ em như búp trên cành, biết ăn ngủ. Biết học hành là ngoan". Tất cả những điều tốt đẹp luôn luôn dành cho các em thế mà có những búp non không những bị vùi dập một cách thô bạo, phũ phàng. Thực tế có nhiều em lại còn bị rẻ rúng, khinh thường. Thật là những người bạo hành con cái, trẻ em là những người không yêu con, đồng thời ơt họ lại có cách giáo dục thiếu tình thương. Ai cũng đã nghe đến câu nói "Phụ tử tình thâm" "Hổ báo cũng không ăn thịt con" hay là những lời khuyên chân thành từ những câu ca dao, tục ngữ như "Bầu ơi thương lấy bí cùng…", mà con người trong xã hội lại đối xử với con thơ, trẻ thơ như thế sao? Ta như cũng đã thấy được lại có những đứa trẻ thường xuyên bị bạo hành sẽ có các di chứng như nhiễu tâm lý, trẻ em như cũng đã bị rơi vào tình trạng trầm cảm, sợ hãi, mất ngủ, thiếu tự tin, thất vọng và hay gây hấn. Đặc biệt, hơn thế nữa ta như thấy được rằng cũng ở nhiều gia đình thế hệ con, đã lặp lại hành vi bạo lực gia đình mà khi nhỏ nó được chứng kiến thật đau xót biết bao nhiêu thật đau xót biết bao nhiêu. Chúng ta hãy đứng dậy để có thể đẩy lùi những tội ác này giúp cho trẻ em như thoát khỏi những trận đòn như mưa dội và những sự xúc phạm không đáng có.
Nếu như xét về nguyên nhân thì cho dù bởi nguyên nhân khách quan hay chủ quan, do áp lực của cuộc sống, do đói nghèo, do say rượu thiếu tỉnh táo… Tất cả những lý do gì đi chăng nữa, thì chúng ta cũng không thể phủ nhận hành động bạo hành cũng là hành động của những con người gần như mất hết lương tri. Đó chính là những hành động suy đồi về đạo đức và tha hóa về nhân cách.
Chống lại một vấn đề lớn trong xã hội không bao giờ là dễ nhưng cũng không bao giờ là không thể cả. Chúng ta hãy cố gắng bảo vệ các em – những mầm non tương lai của đất nước, có như vậy thì xã hội mới có thể tôt hơn được. Hãy để tiếng cười trẻ thơ như còn vang vọng mãi không còn nạn bạo hành trẻ em nữa.
Minh Nguyệt